Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015
Xiaomi Mi 4c hay Mi4 hiện đang là chủ đề được khá nhiều tín đồ yêu công nghệ tìm kiếm, mức giá hai phiên bản này gần như nhau, Xiaomi Mi 4c hướng về hiệu năng còn Mi4 lại thiên về thiết kế nhiều hơn.
Về cơ bản, Xiaomi Mi 4c là phiên bản cải tiến từ chiếc Mi 4 trước đó, nên ít nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cũng rút ra được những kinh nghiệm quý báu thông qua phản hồi của chính người dùng. Nhìn chung, với phiên bản Xiaomi Mi 4c mới nhất, máy đã sở hữu kiểu dáng thân thiện hơn, chất liệu bám tay hơn.
Gần đây nhất, Xiaomi đã góp tới 2 đại diện trong phân khúc smartphone tầm trung, giá rẻ tại Việt Nam là Xiaomi Redmi Note 2 và Xiaomi Mi 4c. Với chiếc Redmi Note 2, đây được là chiếc smartphone đáng mua nhất trong tầm giá 3 triệu đồng. Trong khi đó, ở mức giá cao hơn, khoảng 5 triệu đồng, Mi 4c lại gây phân vân cho người dùng khi so sánh với mẫu Mi 4 trước đó.
Hai phiên bản được chúng tôi so sánh lần này là Xiaomi Mi 4 (RAM 3 GB) và Xiaomi Mi 4c (RAM 2 GB). Qua thời gian trải nghiệm nhanh, Sự khác biệt về hiệu năng giữa 2 máy là không nhiều, cả 2 chiếc smartphone của Xiaomi đều cho các thao tác mượt mà, không có hiện tượng giật lag.
Tương tự như thế hệ Xiaomi Redmi Note 2 và Mi 4i trước đây, Xiaomi đã trang bị cho phiên bản Mi 4c bộ vỏ nhựa mà theo hãng là nguyên khối. Tuy nhiên, trên thực tế, nắp lưng nhựa này có thể rời được, chỉ có điều là khó khăn hơn so với các nắp lưng nhựa thông thường.
Trong khi đó, chiếc Mi 4 lại sở hữu bộ khung bằng thép chắc chắn và sang trọng. Với người dùng vốn yêu thích những thích những mẫu smartphone khỏe khắn, có viền kim loại, đây là một điểm cộng. Thế nhưng, đi kèm với đó, bộ khung kim loại của Mi 4 cũng tỏa nhiều nhiệt trong quá trình sử dụng.
Nhìn chung, chất liệu nhựa nhám trên mặt lưng của Xiaomi Mi 4c cho cảm giác cầm nắm thoải mái, thân thiện hơn. Kể cả với người dùng vốn tiết nhiều mồ hôi tay, đây không phải điều đáng ngại. Tuy nhiên, với chiếc Mi 4 có mặt lưng nhựa bóng, đôi khi người dùng sẽ cảm thấy máy dễ trơn trượt và có thể tuột khỏi tay bất kì lúc nào.
Phải khẳng định, chiếc Mi 4 được ra đời trong hoàn cảnh Xiaomi đang phải đương đầu với các ông lớn như Samsung và Apple nhằm tìm được chỗ đứng trong làng di động thế giới. Do đó, Mi 4 phần nào có kiểu dáng hao hao chiếc iPhone 5/iPhone 5s của Apple. Duy chỉ có mặt lưng cong là khác biệt.
Còn như thời điểm phiên bản Xiaomi Mi 4c được công bố, Xiaomi đã trở thành một trong 5 nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Vì vậy, cách tung ra các sản phẩm của công ty Trung Quốc cũng đã có sự thay đổi lớn, tập trung chủ yếu cho trải nghiệm người dùng, hiệu năng cao thay vì kiểu dáng quá đặc biệt.
Điều này giải thích tại sao, nhiều người dùng yêu thích thương hiệu Xiaomi trước đây rất ấn tượng với vẻ sang trọng của Mi 4 hơn là Mi 4c thế hệ mới.
Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài, Mi 4 sẽ tỏa nhiều nhiệt hơn, trong khi Xiaomi Mi 4c chạy khá ổn định và chỉ hơi ấm ở cụm camera sau. Đặc biệt, ở chế độ hiệu suất cao nhất, Mi 4 vẫn khẳng định sức mạnh của vi xử lý Snapdragon 801 với 3 GB RAM so với chipset Snapdragon 808 với 2 GB RAM.
Tất nhiên, với ứng dụng hay game nặng, Xiaomi Mi 4c với vi xử lý Snapdragon 808 lại cho khả năng xử lý đồ họa tốt hơn. Ngoài ra, khi sử dụng đa nhiệm, Mi 4 không yêu cầu máy phải khởi động lại ứng dụng, trong khi chiếc Mi 4c với RAM 2 GB lại không làm được điều này.
Còn với màn hình Xiaomi Mi 4c và Mi 4, sự khác biệt giữa 2 phiên bản này là không nhiều, trừ việc chiếc Mi 4c sở hữu màn hình trong trẻo và sáng hơn. Cả 2 chiếc smartphone này đều cho góc nhìn tốt, màu sắc hài hòa, nhưng vẫn mắc phải điểm yếu khó theo dõi nội dung hiển thị khi sử dụng dưới trời nắng.
Tương tự như vậy, thời lượng pin trên phiên bản Xiaomi Mi 4c và Mi 4 là như nhau, người dùng có thể sử dụng 2 máy thoải mái trong thời gian một ngày làm việc. Thế nhưng, điểm cải tiến của Mi 4c đó là máy còn đi kèm tính năng mới khá thú vị có tên gọi Edge Tap. Theo đó, người dùng có thể chạm vào cạnh màn hình để chụp ảnh, chạm 2 lần để thay cho nút Back, quay trở lại nội dung trước.
Về phần camera, đây là tính năng chưa bao giờ được đánh giá cao trên các smartphone Xiaomi, từ những phiên bản giá rẻ cho tới các smartphone cao cấp nhất như chiếc Mi Note hay Mi Note Pro. Cụ thể, trên bộ đôi Mi 4 và Xiaomi Mi 4c, trong điều kiện đủ sáng, ảnh chụp toàn cảnh hay macro đều cho chất lượng tốt và độ chi tiết cao.
Tuy nhiên, qua thời gian trải nghiệm, Xiaomi Mi 4c cho màu sắc có phần chân thực hơn, trong khi Mi 4 dường như lại đẩy màu sắc của ảnh chụp rực hơn so với thực tế. Còn ở điều kiện chụp hình thiếu sáng, hoặc trời tối, điểm yếu trên camera của 2 máy đã bộ lộ rõ nét: nhiều nhiễu, mất chi tiết. Hoặc nếu chụp với đèn flash, camera trên Mi 4c và Mi 4 chỉ cải thiện được yếu tố độ sáng mà thôi.
Về cơ bản, Xiaomi Mi 4c là phiên bản cải tiến từ chiếc Mi 4 trước đó, nên ít nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cũng rút ra được những kinh nghiệm quý báu thông qua phản hồi của chính người dùng. Nhìn chung, với phiên bản Xiaomi Mi 4c mới nhất, máy đã sở hữu kiểu dáng thân thiện hơn, chất liệu bám tay hơn.
Gần đây nhất, Xiaomi đã góp tới 2 đại diện trong phân khúc smartphone tầm trung, giá rẻ tại Việt Nam là Xiaomi Redmi Note 2 và Xiaomi Mi 4c. Với chiếc Redmi Note 2, đây được là chiếc smartphone đáng mua nhất trong tầm giá 3 triệu đồng. Trong khi đó, ở mức giá cao hơn, khoảng 5 triệu đồng, Mi 4c lại gây phân vân cho người dùng khi so sánh với mẫu Mi 4 trước đó.
Hai phiên bản được chúng tôi so sánh lần này là Xiaomi Mi 4 (RAM 3 GB) và Xiaomi Mi 4c (RAM 2 GB). Qua thời gian trải nghiệm nhanh, Sự khác biệt về hiệu năng giữa 2 máy là không nhiều, cả 2 chiếc smartphone của Xiaomi đều cho các thao tác mượt mà, không có hiện tượng giật lag.
Tương tự như thế hệ Xiaomi Redmi Note 2 và Mi 4i trước đây, Xiaomi đã trang bị cho phiên bản Mi 4c bộ vỏ nhựa mà theo hãng là nguyên khối. Tuy nhiên, trên thực tế, nắp lưng nhựa này có thể rời được, chỉ có điều là khó khăn hơn so với các nắp lưng nhựa thông thường.
Trong khi đó, chiếc Mi 4 lại sở hữu bộ khung bằng thép chắc chắn và sang trọng. Với người dùng vốn yêu thích những thích những mẫu smartphone khỏe khắn, có viền kim loại, đây là một điểm cộng. Thế nhưng, đi kèm với đó, bộ khung kim loại của Mi 4 cũng tỏa nhiều nhiệt trong quá trình sử dụng.
Nhìn chung, chất liệu nhựa nhám trên mặt lưng của Xiaomi Mi 4c cho cảm giác cầm nắm thoải mái, thân thiện hơn. Kể cả với người dùng vốn tiết nhiều mồ hôi tay, đây không phải điều đáng ngại. Tuy nhiên, với chiếc Mi 4 có mặt lưng nhựa bóng, đôi khi người dùng sẽ cảm thấy máy dễ trơn trượt và có thể tuột khỏi tay bất kì lúc nào.
Phải khẳng định, chiếc Mi 4 được ra đời trong hoàn cảnh Xiaomi đang phải đương đầu với các ông lớn như Samsung và Apple nhằm tìm được chỗ đứng trong làng di động thế giới. Do đó, Mi 4 phần nào có kiểu dáng hao hao chiếc iPhone 5/iPhone 5s của Apple. Duy chỉ có mặt lưng cong là khác biệt.
Còn như thời điểm phiên bản Xiaomi Mi 4c được công bố, Xiaomi đã trở thành một trong 5 nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Vì vậy, cách tung ra các sản phẩm của công ty Trung Quốc cũng đã có sự thay đổi lớn, tập trung chủ yếu cho trải nghiệm người dùng, hiệu năng cao thay vì kiểu dáng quá đặc biệt.
Điều này giải thích tại sao, nhiều người dùng yêu thích thương hiệu Xiaomi trước đây rất ấn tượng với vẻ sang trọng của Mi 4 hơn là Mi 4c thế hệ mới.
Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài, Mi 4 sẽ tỏa nhiều nhiệt hơn, trong khi Xiaomi Mi 4c chạy khá ổn định và chỉ hơi ấm ở cụm camera sau. Đặc biệt, ở chế độ hiệu suất cao nhất, Mi 4 vẫn khẳng định sức mạnh của vi xử lý Snapdragon 801 với 3 GB RAM so với chipset Snapdragon 808 với 2 GB RAM.
Tất nhiên, với ứng dụng hay game nặng, Xiaomi Mi 4c với vi xử lý Snapdragon 808 lại cho khả năng xử lý đồ họa tốt hơn. Ngoài ra, khi sử dụng đa nhiệm, Mi 4 không yêu cầu máy phải khởi động lại ứng dụng, trong khi chiếc Mi 4c với RAM 2 GB lại không làm được điều này.
Còn với màn hình Xiaomi Mi 4c và Mi 4, sự khác biệt giữa 2 phiên bản này là không nhiều, trừ việc chiếc Mi 4c sở hữu màn hình trong trẻo và sáng hơn. Cả 2 chiếc smartphone này đều cho góc nhìn tốt, màu sắc hài hòa, nhưng vẫn mắc phải điểm yếu khó theo dõi nội dung hiển thị khi sử dụng dưới trời nắng.
Tương tự như vậy, thời lượng pin trên phiên bản Xiaomi Mi 4c và Mi 4 là như nhau, người dùng có thể sử dụng 2 máy thoải mái trong thời gian một ngày làm việc. Thế nhưng, điểm cải tiến của Mi 4c đó là máy còn đi kèm tính năng mới khá thú vị có tên gọi Edge Tap. Theo đó, người dùng có thể chạm vào cạnh màn hình để chụp ảnh, chạm 2 lần để thay cho nút Back, quay trở lại nội dung trước.
Về phần camera, đây là tính năng chưa bao giờ được đánh giá cao trên các smartphone Xiaomi, từ những phiên bản giá rẻ cho tới các smartphone cao cấp nhất như chiếc Mi Note hay Mi Note Pro. Cụ thể, trên bộ đôi Mi 4 và Xiaomi Mi 4c, trong điều kiện đủ sáng, ảnh chụp toàn cảnh hay macro đều cho chất lượng tốt và độ chi tiết cao.
Tuy nhiên, qua thời gian trải nghiệm, Xiaomi Mi 4c cho màu sắc có phần chân thực hơn, trong khi Mi 4 dường như lại đẩy màu sắc của ảnh chụp rực hơn so với thực tế. Còn ở điều kiện chụp hình thiếu sáng, hoặc trời tối, điểm yếu trên camera của 2 máy đã bộ lộ rõ nét: nhiều nhiễu, mất chi tiết. Hoặc nếu chụp với đèn flash, camera trên Mi 4c và Mi 4 chỉ cải thiện được yếu tố độ sáng mà thôi.
Nguồn: Genk
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Search
Bài viết xem nhiều
Được tạo bởi Blogger.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét